Kỳ bí hoa ngải trên đèo Hải Vân

Khi đến xứ Đàng Trong vào thế kỷ 17 theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Chu (Hiển tông hoàng đế), hòa thượng Thích Đại Sán đã đi thuyền ngang qua và ghi lại một chi tiết mà đến nay các nhà nghiên cứu vẫn thường nhắc:

http://www.angelhoteldanang.com/uploads/image/images/6c.jpg

Từ Thuận Hóa vào Hội An đường bộ tất do Ngãi Lãnh (đèo Hải Vân).Sách Dư ký bảo rằng: Khoảng tháng hai, tháng ba, hoa ngãi nở, trôi ra biển, cá ăn hoa ấy hóa rồng – tức là hoa ngải núi này vậy” . Nhưng theo các bô lão, không hẳn bất cứ loài cá nào “ăn hoa ngải” cũng hóa rồng. Vậy loài nào có đủ sức cảm ứng và hóa thân để bay lên khỏi sóng thần?

Thử điểm lại một số loài cá sinh sống ở sông biển nước ta ghi trong Đại Nam nhất thống chí qua bản dịch của Phạm Trọng Điềm – do Đào Duy Anh hiệu đính – như cá gáy (lý ngư) là loại cá quý với 36 chiếc vẩy chạy thành một đường dài dọc theo xương sống, trên mỗi chiếc vẩy lại có điểm một chấm đen nhỏ.  Hoặc cá chình (man lễ ngư) uốn éo như con rắn dài và có bốn mắt thì không được bắt ăn, vì nếu ăn thịt nó sẽ trúng độc chết. Lại có loại cá sấu (ngạc ngư) với “mồm rồng, móng hổ, mắt cua, vẩy kỳ đà, đuôi dài vài ba thước, to như lá cờ, có gai như móc câu, lặn dưới nước, thấy người hoặc súc vật đi qua, thì vung đuôi lên chụp bắt cũng như loài voi dùng vòi (cuốn lấy) vậy”. 

Cá ông voi hiền lành hay cứu người, có loại Bạch ngư dài 20 trượng, loại Hải thu phun nước lên trời “gió bay đi như mưa”, đầu đời Minh Mạng ban tên là Nhân ngư – đến đời Tự Đức ban tên Đức ngư. Cá lờn bơn (điệp ngư) thân mình gồm hai mảnh, khi bơi phải ghép hai mảnh ấy vào nhau mới bơi được, miệng ở gần dưới bụng. Cá nóc (giang đồn) thường nhởn nhơ làm dáng, ra vẻ ham chơi, lấy mỡ của nó để thắp đèn “khi chiếu vào chỗ cờ bạc thì sáng, chiếu vào chỗ đọc sách thì tối”… Cả mấy chục loài cá được nêu, chưa biết loài nào có linh tánh để “ăn hoa hóa rồng”? Chỉ nghe kể chuyện cá giao ngư gần với câu trả lời như dưới đây.

Giao ngư vốn là một loài cá lớn nhất trong hệ cá hải sa (cá nhám – vì trên da lưng có cát) to lớn dị thường và dài tới vài trượng “mắt đỏ, miệng to, tính nanh ác, hay ăn thịt người”.Khi chúng giao hợp nhau sinh con bằng bào thai (thai sinh) chứ không phải bằng trứng (noãn sinh) như các loài cá khác (chúng cũng có loài hung dữ tên là Hải đầu sa có thể hóa thành hổ).

Một con giao ngư như vậy đã sinh ra một con thủy quái lớn nhanh như thổi. Thủy quái chiếm một hang đá làm sào huyệt dưới chân núi để tìm ăn những bông hoa lạ từ rừng rơi xuống. Loài hoa này cũng thuộc loại “kỳ hoa” theo gió rụng xuống các dòng suối để trôi ra sông biển. 

Ăn hoa xong, con thủy quái biến thành một quái vật đầu rồng, miệng lúc nào cũng há rộng với hai chiếc nanh nhọn. Từ đó nó tu luyện thêm, hóa thành người và bay lên đỉnh núi, đằng sau dãy núi cao ngất kia có một “nữ vương Chăm-pa” đang trị vì xứ sở nhỏ bé thanh bình của mình.

Hotline :
0935168246
Back To Top